1. Hệ toạ độ sử dụng trong AutoCad :
a. Hệ toạ độ đề các:
Để xác định vị trí điểm đường, mặt phẳng và các đối tượng hình học khác thì vị trí của chúng phải được tham chiếu đến một vị trí đã biết.Điểm này gọi là điểm tham chiếu hoặc điểm gốc tọa độ. Hệ toạ độ đề các được sử dụng phổ biến trong toán học và đồ hoạ và dùng để xác định vị trí của các hình học trong mặt phẳng và trong không gian ba chiều.
Hệ toạ độ hai chiều (2D) được thiết lập bởi một điểm gốc toạ độ là giao điểm giữa hai trục vuông góc: Trục hoành nằm ngang và trục tung thẳng đứng. Trong bản vẽ AutoCad một điểm trong bản vẽ hai chiều được xác định bằng hoành độ X và tung độ Y cách nhau bởi dấu phảy (X,Y). Điểm gốc toạ độ là (0,0) . X và Y có thể mang dấu âm hoặc dấu dương tuỳ thuộc vị trí của điểm so với trục toạ độ. Trong bản vẽ ba chiều (3D) ta phải nhập thêm cao độ Z.
* Toạ độ tuyệt đối:
Dựa theo gốc toạ độ (0,0) của bản vẽ để xác định điểm. Giá trị toạ độ tuyệt đối dựa theo gốc toạ độ (0,0) nơi mà trục X và trục Y giao nhau. Sử dụng toạ độ tuyệt đối khi mà bạn biết chính xác giá trị toạ độ X và Y của điểm.
Ví dụ: toạ độ 30,50 như hình vẽ chỉ định điểm có 30 đơn vị dọc theo trục X và 50 đơn vị dọc theo trục Y. Trên hình vẽ 1 để vẽ đường thẳng bắt đầu
từ điểm (-50,-50) đến (30,-50) ta thực hiện như sau:
Command: Line↵
Specify first point: -50,-50↵
Specify next point or [Undo]: 30,-50↵
* Toạ độ tương đối:
Dựa trên điểm nhập cuối cùng nhất trên bản vẽ. Sử dụng toạ độ tương đối khi bạn biết vị trí của điểm tương đối với điểm trước đó. Để chỉ định toạ độ tương đối ta nhập vào trước toạ độ dấu @ (at sign).
Ví dụ: toạ độ @30,50 chỉ định 1 điểm 30 đơn vị theo trục X và 50 đơn vị theo trục Y từ điểm chỉ
định cuối cùng nhất trên bản vẽ.
Ví dụ: ta sử dụng toạ độ tương đối để vẽ đường thẳng P2P3 từ điểm P2 (30,-50) có khoảng cách theo hướng X là 0 đơn vị và theo hướng Y là 100 đơn vị như hình vẽ
Command: Line↵
Specify first point: 30,-50↵
Specify next point or [Undo]: @0,100↵
b. Hệ toạ độ cực:
Toạ độ cực được sử dụng để định vị trí 1 điểm trong mặt phẳng XY. Toạ độ cực chỉ định khoảng cách và góc so với gốc toạ độ (0,0). Điểm P1 trên hình vẽ 2 có toạ độ cực là 50<60. Đường chuẩn đo góc theo chiều dương trục X của hệ toạ độ Đề các. Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ hình vẽ.
Để nhập toạ độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu móc nhọn (<).
Ví dụ để chỉ định điểm có khoảng cách 1 đơn vị từ điểm trước đó và góc 450 ta nhập như sau:
@1<45. Theo mặc định góc tăng theo ngược chiều kim đồng hồ và giảm theo chiều kim đồng hồ. Để
thay đổi chiều kim đồng hồ ta nhập giá trị âm cho góc.
Ví dụ :nhập 1<315 tương đương với 1<-45. Bạn có thể thay đổi thiết lập hướng và đường chuẩn đo góc bằng lệnh Units.
Toạ độ cực có thể là tuyệt đối (đo theo gốc toạ độ) hoặc tương đối (đo theo điểm trước đó).
Để chỉ định toạ độ cực tương đối ta nhập thêm dấu @ (a móc, a còng hoặc at sign)
Trong ví dụ sau đây ta vẽ các đoạn thẳng là các cạnh của lục giác đều (hình vẽ ) theo toạ độ cực với các góc khác nhau sử dụng hướng góc mặc định (chiều dương trục X là góc 0)
2. Các phương pháp nhập toạ độ:
Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập tọa độ các điểm vào trong bản vẽ. Trong bản vẽ 2 chiều (2D) ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y), còn trong bản vẽ 3 chiều (3D) thì ta phải nhập thêm cao độ (Z).
Có 6 phương pháp nhập tọa độ một điểm trong bản vẽ:
a. Dùng phím trái chuột chọn (PICK) : Kết hợp với các phương thức truy bắt điểm
b. Toạ độ tuyệt đối: Nhập tạo độ tuyệt đối X,Y của điểm theo gốc toạ độ (0,0) Chiều trục quy định như hình vẽ.
c. Toạ độ cực : Nhập tạo độ cực của điểm (D<ỏ) theo khoảng cách D giữa điểm với gốc toạ độ (0,0) và góc nghiêng ỏ so với đường chuẩn.
d. Toạ độ tương đối: Nhập toạ độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên bản vẽ. Tại dòng nhắc ta nhập @X,Y Dấu @ có nghĩa là ( Last Point) điểm cuối cùng nhất mà ta xác định trên bản vẽ.
e.Toạ độ cực tương đối: Tại dòng nhắc ta nhập @D<ỏ trong đó
•D: Khoảng cách giữa điểm ta cần xác định với điểm cuối cùng nhất trên bản vẽ.
•Góc ỏ là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối 2 điểm.
•Đường chuẩn là đường thẳng xuất phát từ gốc tạo độ tương đối và nằm theo chiều dương trục X.
•Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ. Góc âm là góc cùng chiều kim đồng hồ.
f. Nhập khoảng cách trực tiếp : Nhập khoảng cách tương đối so với điểm cuối cùng nhất,
định hướng bằng Cursor và nhấn Enter.