Hướng dẫn S7-1200_Bài 3: Lưu trữ dữ liệu, các vùng nhớ và việc ghi địa chỉ

 

2.2     Lưu trữ dữ liệu, các vùng nhớ và việc ghi địa chỉ

CPU cung cấp một số các tùy chọn dành cho việc lưu trữ dữ liệu trong suốt sự thực thi chưorng trình người dùng:

  • Global memory (bộ nhớ toàn cục): CPU cung cấp nhiều vùng nhớ chuyên môn hóa, bao gồm các ngõ vào (I), các ngõ ra (Q) và bộ nhớ bit (M). Bộ nhớ này là có thể truy xuất bởi tất cả các khối mã mà không có sự hạn chế nào.

Data block (DB – khối dữ liệu): ta có thể bao gồm các DB trong chưorng trình người dùng

  • Để lưu trữ dữ liệu cho các khối mã. Dữ liệu được lưu trữ vẫn duy trì khi sự thực thi của một khối mã có liên quan dần kết thúc.
  • Temp memory (bộ nhớ tạm thời): khi một khối mã được gọi, hệ điều hành của CPU phân bổ bộ nhớ tạm thời hay cục bộ (L) để sử dụng trong suốt sự thực thi của khối. Khi sự thực thi của khối hoàn thành, CPU sẽ phân bổ lại bộ nhớ cục bộ dành cho việc thực thi các khối mã khác.

Mỗi vị trí bộ nhớ khác nhau có một địa chỉ đơn nhất. Chương trình người dùng sử dụng các địa chỉ này để truy xuất thông tin trong vị trí bộ nhớ.

Mỗi vùng nhá khác nhau có một địa chỉ đơn nhất. Chương trình người dùng sử dụng các địa chỉ này để truy xuất thông tin trong vị trí bộ nhớ. Hình dưới đây thể hiện cách thức truy xuất một bit (còn được gọi là ghi địa chỉ “byte.bit”). Trong ví dụ này, vùng bộ nhớ và địa chỉ byte (I = ngõ vào và 3 = byte 3) được theo sau bởi một dấu chấm (“.”) để ngăn cách địa chỉ bit (bỉt 4).

Ta có thể truy xuất dữ liệu trong hầu hết các vùng bộ nhớ (I, Q, M, DB và L) gồm các kiểu Byte, Word, hay Double Word bằng cách sử dụng định dạng “byte address”. Để truy xuất một dữ liệu Byte, Word, hay Double Word trong bộ nhớ, ta phải xác định địa chỉ theo cách giống như xác định địa chỉ cho một bỉt. Điều này bao gồm một bộ định danh vùng, ký hiệu kích thước dữ liệu, và địa chỉ byte bắt đầu của giá trị Byte, Word, hay Double Word. Các ký hiệu kích thước là B (Byte), w (Word) và D (Double Word), ví dụ IBO, MW20 hay QD8. Các tham chiếu như là 10.3 và Q1.7 sẽ truy xuất ảnh tiến trình. Để truy xuất ngõ vào hay ngõ ra vật lý, ta cộng thêm tham chiếu với ký tự “:P” (như là I0.3:P, Q1.7:P hay “Stop:P”).

Truy xuất dữ liệu trong các vùng nhớ của CPU

Phần mềm STEP 7 Basic tạo điều kiện cho việc lập trình ký hiệu. Thông thường, các thẻ ghi được tạo ra cả trong thẻ ghi PLC, trong một khối dữ liệu hay trong giao diện tại phía trên của một OB, FC hay FB. Các thẻ ghi này bao gồm tên, kiểu dữ liệu, độ dịch chỉnh và chú giải. Ngoài ra, trong môt khối dữ liệu, một giá trị ban đầu có thể được xác lập. Ta có thể sử dụng các thẻ ghi này khi lập trình bằng cách nhập vào tên thẻ ghi tại thông số của lệnh. Một cách tùy chọn, ta cũng có thể nhập vào toán hạng độc lập (bộ nhớ, vùng nhớ, kích cỡ và độ dịch chỉnh) tại thông số lệnh. Các ví dụ trong phần sau đây cho thấy cách thức để nhập vào các toán hạng tuyệt đối. Ký tự % được tự động chèn vào trước toán hạng tuyệt đối bởi trình soạn thảo chương trình. Ta có thể lật chuyển kiểu xem trong trình soạn thảo chương trình đến một trong các kiểu sau: biểu tượng (Symbolic), biểu tượng và tuyệt đối (Symbolic and absolute) hay tuyệt đối (Absolute).

I (ngõ vào ảnh tiến trình): CPU tiến hành lấy mẫu các điểm ngõ vào vật lý ngoại vi vừa trước khi thực thi OB chu trình của mỗi chu trình quét và ghi các giá trị này đến ảnh tiến trình ngõ vào. Ta có thể truy xuất đến ảnh tiến trình ngõ vào theo bỉt, byte, word hay double word. Cả truy xuất đọc và ghi đều được cho phép, nhưng thông thường, các ngõ vào ảnh tiến trình là chỉ đọc.

Bằng cách cộng thêm “:P” đến một địa chỉ, ta có thể đọc ngay lập tức các ngõ vào kiểu số hay kiểu tương tự của CPU, SB hay SM. Sự khác biệt giữa một truy xuất sử dụng I_:P thay vì sử dụng I là ở chỗ dữ liệu sẽ đến một cách trực tiếp từ các điểm đang được truy xuất hơn là từ ảnh tiến trình ngõ vào. Truy xuất I_:P được tham chiếu đến một truy xuất “immediate read” vì dữ liệu được truy tìm ngay tức khắc từ nguồn thay vì từ một bản sao chép đã được tạo ra ttong lần cuối mà ảnh tiến trình ngõ vào được cập nhật.

Vì các điểm ngõ vào vật lý nhận các dữ liệu của chúng một cách trực tiếp từ các thiết bị trường được kết nối đến các điểm này, việc ghi đến các điểm này là bị cấm. Điều đó có nghĩa là, các truy xuất I_:P là chỉ đọc, trái với các truy xuất I có thể được đọc hay ghi.

Các truy xuất I_:P còn có thể bị hạn chế theo kích thước của các ngõ vào được hỗ trợ bởi một CPU, SB hay SM đơn lẻ, được làm tròn lên đến byte gần nhất. Ví dụ, nếu các ngõ vào của một SB có 2 DI/ 2DQ được cấu hình để khởi động tại 14.0, khi đó các điểm ngõ vào có thể được truy xuất theo địa chỉ I4.0:P và I4.1:P hay theo IB4:P. Các truy xuất đến địa chỉ tính từ I4.2:P cho tới I4.7:P là không bị từ chối, nhưng không được nhận biết, vì các điểm này không được sử dụng. Các truy xuất đến địa chỉ IW4:P và ID4:P bị cấm bởi chúng vượt quá độ dịch chỉnh byte có liên quan với SB.

Các truy xuất sử dụng I_:P không ảnh hưởng đến giá trị tương ứng được lưu trữ trong ảnh tiến trình ngõ vào.

Q (ngõ ra ảnh tiến trình): CPU sao chép các giá trị được lưu trữ trong ảnh tiến trình ngõ ra đến các điểm ngõ ra vật lý. Ta có thể truy xuất ảnh tiến trình ngõ ra theo bỉt, byte, word hay double word. Cả truy xuất đọc và ghi đều được cho phép đối với các ngõ ra ảnh tiến trình.

Bằng cách cộng thêm “:P” đến một địa chỉ, ta có thể ghi ngay lập tức đến các ngõ ra kiểu số hay kiểu tương tự của CPU, SB hay SM. Sự khác biệt giữa một truy xuất sử dụng Q_:P thay vì sử dụng Q là ở chỗ dữ liệu sẽ di chuyển một cách trực tiếp đến các điểm đang được truy xuất bên cạnh đến ảnh tiến trình ngõ ra (ghi đến cả hai nơi). Truy xuất Q_:P đôi khi được tham chiếu đến như một truy xuất “immediatewrite” vì dữ liệu được gửi ngay tức khắc đến điểm đích; điểm đích không phải chờ tới lần cập nhật kế tiếp từ ảnh tiến trình ngõ ra.

Vì các điểm ngõ ra vật lý điều khiển trực tiếp các thiết bị trường được kết nối đến các điểm này, việc đọc từ các điểm này là bị cấm. Điều đó có nghĩa là, các truy xuất Q_:P là chỉ ghi, trái với các truy xuất Q có thể được đọc hay ghi.

Các truy xuất Q_:P còn có thể bị hạn chế theo kích thước của các ngõ ra được hỗ trợ bởi một CPU, SB hay SM đơn lẻ, được làm tròn lên đến byte gần nhất. Ví dụ, nếu các ngõ ra của một SB có 2 DI/ 2DQ được cấu hình để khỏi động tại Q4.0, khi đó các điểm ngõ ra có thể được truy xuất theo địa chỉ Q4.0:P và Q4.1 😛 hay theo QB4:P. Các truy xuất đến địa chỉ tính từ Q4.2:P cho tới Q4.7:P là không bị từ chối, nhưng không được nhận biết, vì các điểm này không được sử dụng. Các truy xuất đến địa chỉ QW4:P và QD4:P bị cấm bởi chúng vượt quá độ dịch chỉnh byte có liên quan với SB.

Các truy xuất sử dụng Q_:P ảnh hưởng đến cả ngõ ra vật lý cũng như giá trị tương ứng được lưu trữ trong ảnh tiến trình ngõ ra.

M (vùng nhớ bít): ta sử dụng vùng nhớ bỉt (bộ nhớ M) dành cho cả các relay điều khiển và dữ liệu dùng để lưu trữ trạng thái tức thời của một sự vận hành hay của các thông tin điều khiển khác. Ta có thể truy xuất vùng bộ nhớ bit theo bit, byte, word hay double word. Cả vtruy xuất đọc và ghi đều được cho phép đối với bộ nhớ M.

Temp (bộ nhớ tạm): CPU phân bổ bộ nhớ tạm thòi trên một nền tảng theo yêu cầu. CPU phân bổ bộ nhớ tạm thời cho khối mã tại thòi điểm khi khối mã được bắt đầu (đối vói một OB) hay được gọi (đối với một FC hay một FB). Sự phân bổ bộ nhớ tạm thời cho một khối mã có thể sử dụng lại cùng một vị trí bộ nhớ Temp được sử dụng trước đó bởi một OB, FC hay FB khác. CPU không thiết lập giá trị ban đầu cho bộ nhó tạm thời tại thời điểm phân bổ và do đó bộ nhó tạm thời có thể chứa bất kỳ giá trị nào.

Bộ nhớ tạm thời giống với bộ nhớ M ngoại trừ một điểm chính: bộ nhớ M có một dải hợp lệ là “global” (tổng thể) còn bộ nhớ tạm thời có dải họp lệ là “local” (cục bộ).

  • Bộ nhớ M: bất kỳ các OB, FC hay FB nào cũng có thể truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ M, nghĩa là các dữ liệu trong bộ nhớ M là sẵn sàng một cách toàn diện cho tất cả các phần tử của chương trình người dùng.

Bộ nhớ Temp: truy xuất đến dữ liệu trong bộ nhớ tạm bị hạn chế đến OB, FC hay

  • FB mà đã tạo ra hay khai báo vùng bộ nhớ tạm. Các vị trí bộ nhớ tạm giữ nguyên cục bộ và không được chia sẻ bởi các khối mã khác, ngay cả khi khối mã gọi một khối mã khác. Ví dụ: khi một OB gọi một FC, FC đó không thể truy xuất bộ nhớ tạm của OB đã gọi nó.

CPU cung cấp bộ nhớ tạm (cục bộ) cho mỗi nhóm trong số 3 nhóm ưu tiên:

  • 16 kB dành cho khởi động cà chu kỳ chương trình, bao gồm cả các FB và FC có liên quan.
  • 4 kB cho các sự kiện ngắt tiêu chuẩn bao gồm cả các FB và các FC.
  • 4 kB cho các sự kiện ngắt chẩn đoán bao gồm cả các FB và các FC.

Ta chỉ truy xuất bộ nhớ tạm bằng cách ghi địa chỉ ký hiệu.

DB (khối dữ liệu): ta sử dụng bộ nhớ DB dành cho việc lưu trữ các kiểu dữ liệu khác nhau, bao gồm trạng thái trung gian của một hoạt động hay các thông số về thông tin điều khiển khác cho các FB, và các cấu trúc dữ liệu cần thiết cho nhiều lệnh như các bộ định thì hay các bộ đếm. Ta có thể xác định một khối dữ liệu để được đọc/ghi hay là chỉ đọc. Ta có thể truy xuất bộ nhớ khối dữ liệu theo bit, byte, word hay double word. Cả truy xuất đọc và truy xuất ghi đều được cho phép đối với các khối dữ liệu đọc/ghi. Chỉ truy xuất đọc là được cho phép đối với các khối dữ liệu chỉ đọc.

Ghi địa chỉ I/O trong CPU và các module I/O

Khi ta thêm một CPU và các module I/O vào màn hình cấu hình, các địa chỉ I và Q được gán một cách tự động.

Ta có thể thay đổi việc ghi địa chỉ mặc định bằng cách lựa chọn trường địa chỉ trong màn hình cấu hình và gõ vào các số hiệu mới. Các ngõ vào và ngõ ra kiểu số được gán theo một byte gồm 8 bỉt, dù cho module có sử dụng tất cả các điểm hay không.

Các ngõ vào và ngõ ra kiểu tương tự được gán theo nhóm gồm 2 điểm (4 byte). Trong ví dụ này, ta có thể thay đổi địa chỉ của DI 16 về 2 .. 3 thay vì 8 .. 9. Công cụ sẽ hỗ trợ bằng cách thay đổi các phạm vi địa chỉ nào sai kích thước hay xung đột với các địa chỉ khác.

Hình trên thể hiện một ví dụ với một CPU cùng 2 SM

2.3   Các kiểu dữ liệu

Các kiểu dữ liệu được sử dụng để xác định cả kích thước của một phần tử dữ liệu cũng như cách thức mà dữ liệu được diễn dịch. Mỗi thông số lệnh hỗ ừợ ít nhất một kiểu dữ liệu, và một số thông số còn hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu. Ta giữ con trỏ qua trường thông số của một lệnh để xem kiểu dữ liệu nào được hỗ trợ đối với một thông số đã cho.

Một thông số chính thức là bộ định danh trên một lệnh đánh dấu vị trí của dữ liệu được sử dụng bởi lệnh đó (ví dụ: ngõ vào INI của một lệnh ADD). Thông số thực tế là vị trí bộ nhớ hay hằng số chứa dữ liệu dùng cho lệnh (ví dụ %MD400 “Number_of_Widgets”). Kiểu dữ liệu của thông số thực tế được chỉ định bởi người dùng phải phù hợp với một trong các kiểu dữ liệu được hỗ trợ của thông số chính thức được chỉ định bởi lệnh.

Khi chỉ định một thông số thực tế, ta phải chỉ định cả một thẻ ghi (ký hiệu) hay một địa chỉ nhớ tuyệt đối. Các thẻ ghi có liên quan đến một tên ký hiệu (tên thẻ ghi) với một kiểu dữ liệu, một vùng nhớ, độ dịch chỉnh bộ nhớ, và dòng chú giải, và có thể được tạo ra cả trong trình soạn thảo thẻ ghi PLC hay trong trình soạn thảo Interface cho một khối (OB, FC, FB ay DB). Nếu nhập vào một địa chỉ tuyệt đối mà không có thẻ ghi liên quan, ta phải sử dụng một kích thước thích họp phù họp với kiểu dữ liệu được hỗ trợ, và một thẻ ghi mặc định sẽ được tạo ra dưới mục nhập vào.

Ta còn có thể nhập vào giá trị hằng số cho nhiều thông số ngõ vào. Bảng sau đây miêu tả các kiểu dữ liệu cơ bản được hỗ ữợ, gồm các ví dụ của mục nhập cố định. Tất cả các kiểu ngoại trừ kiểu String đều có sẵn trong trình soạn thảo các thẻ ghi PLC và trong trình soạn thảo Interfa.ce của khối. Kiểu String chỉ có sẵn trong trình soạn thảo Interfa.ce của khối. Bảng sau đây xác định các kiểu dữ liệu cơ bản.


Mặc dù không có sẵn như một kiểu dữ liệu, định dạng số BCD sau đây được hỗ trợ bởi các lệnh chuyển đổi.

Định dạng cho các sổ thực

Các số thực (hay số có dấu chấm động) được hiển thị dưới dạng số với độ chính xác đơn 32 bỉt (Real) hay số độ chính xác kép 64 bit (LReal) như được miêu tả trong tiêu chuẩn ANSI/IEEE 754-1985. Các số dấu chấm động với độ chính xác đơn là chính xác đến tối đa 6 chữ số có nghĩa và các số dấu chấm động với độ chính xác kép là chính xác đến tối đa 15 chữ số có nghĩa. Ta có thể chỉ định tối đa 6 chữ số có nghĩa (kiểu Real) hay 15 chữ số có nghĩa (LReal) khi nhập vào một hằng số dấu chấm động để duy trì độ chính xác.

Các tính toán có liên quan đến một chuỗi dài các giá trị gồm các số rất lớn hay rất nhỏ có thể tạo ra các kết quả không chính xác. Điều này có thể xuất hiện nếu các số hơn kém nhau đến 10 lũy thừa X, trong đó X > 6 (kiểu Real) hay X > 15(kiểu LReal). Ví dụ đối với kiểu Real: 100 000 000 + 1 = 100 000 000.

Định dạng cho kiểu dữ liệu chuỗi

CPU hỗ trợ kiểu dữ liệu String dành để lưu trữ một tuần tự các ký tự byte đơn lẻ. Kiểu dữ liệu String chứa một bộ đếm ký tự tổng (số lượng các ký tự trong chuỗi) và bộ đếm ký tự hiện thời. Kiểu String cung cấp tối đa 256 byte cho việc lưu trữ kết quả đếm ký tự tổng tối đa (chiếm 1 byte), kết quả đếm ký tự hiện thời (chiếm 1 byte) và tối đa 254 ký tự, trong đó mỗi ký tự được lưu trữ trong 1 byte.

Ta có thể sử dụng các chuỗi trực kiện (hằng số) cho các thông số lệnh của kiểu IN bằng cách sử dụng các dấu nháy đơn. Ví dụ, một chuỗi gồm 3 ký tự ‘ABC’ có thể được sử dụng như là ngõ vào cho thông số IN của lệnh S CONV. Ta còn có thể tạo ra các biến chuỗi bằng cách lựa chọn kiểu dữ liệu “String” trong trình soạn thảo giao diện khối cho OB, FC, FB và DB. Ta không thể tạo ra một chuỗi trong trình soạn thảo thẻ ghi của PLC. Ta có thể xác định kích thuớc chuỗi tối đa tính theo byte khi khai báo chuỗi, ví dụ,

“MyString[10]” sẽ xác định kích thước tối đa là 10 byte cho MyString. Nếu không bao gồm dấu ngoặc vuông với bộ chỉ thị kích thước lớn nhất, giá trị 254 sẽ được cho.

Ví dụ sau đây xác định một chuỗi với giá trị đếm ký tự tối đa bằng 10 và giá trị đếm ký tự hiện thời bằng 3. Điều này có nghĩa là hiện thời chuỗi chứa 3 ký tự 1 byte, nhưng có thể được mở rộng để chứa tối đa 10 ký tự 1 byte.

Các mảng

Ta có thể tạo ra một mảng chứa nhiều phần tử của một kiểu cơ bản. Các mảng có thể được tạo ra trong trình soạn thảo gian diện khối dành cho OB, FC, FB và DB. Ta không thể tạo ra một mảng trong trình soạn thảo thẻ ghi PLC.

Để tạo ra một mảng từ trình soạn thảo giao diện khối, ta chọn kiểu dữ liệu “Array [lo.. .hi] of type”, sau đó chỉnh sửa “lo”, “hi” và “type” như sau:

  • lo – chỉ số bắt đầu (thấp nhất) của mảng
  • hi – chỉ số kết thúc (cao nhất) của mảng
  • type – một trong các kiểu dữ liệu cơ bản, như là Bool, Slnt, UDInt

Các chỉ số âm đều được hỗ trợ. Ta có thể đặt tên mảng trong cột Name của trình soạn thảo giao diện khối. Bảng sau đây cho thấy các ví dụ của các mảng như chứng có thể xuất hiện trong trình soạn thảo giao diện khối.

Ta tham chiếu các phần tử của mảng trong chương trình bằng cách sử dụng cú pháp sau:

  • Array_name[ỉ’], trong đó ỉ là chỉ mục mong muốn.

Các ví dụ có thể xuất hiện trong trình soạn thảo chương trình như một ngõ vào thông số:

  • #My_Bits[3] – tham chiếu bit thứ 3 của mảng “My Bits”
  • #My_Data[-2] – tham chiếu bit thứ 4 của mảng “My Data”

Ký hiệu # được chèn vào một cách tự động bởi trình soạn thảo chương trình.

Kiểu dữ liệu DTL (Data and Time Long)

Kiểu dữ liệu DTL là một cấu trúc gồm 12 byte lưu trữ thông tin trên ngày và giờ trong một cấu trúc được xác định trước. Ta xác có thể xác định một DTL cả trong bộ nhớ tạm Temp của khối hay trong một DB.

Mỗi phần của DTL chứa một kiểu dữ liệu khác nhau và phạm vi của các giá trị. Kiểu dữ liệu của một giá trị được định trước phải phù họp với kiểu dữ liệu của các thảnh phần tương ứng.

2.4. Sử dụng thẻ nhớ.

Ta sử dụng thẻ nhớ đóng vai trò vừa là thẻ chuyển vừa là thẻ chương trình. Bất kỳ chương trình nào mà ta sao chép đến thẻ nhớ đều chứa tất cả các khối hàm và khối dữ liệu, các đối tượng công nghệ và cấu hình thiết bị. Chương trình không chứa các giá trị ép buộc.

  • Ta sử dụng một thẻ chuyển để sao chép một chương trình đến bộ nhớ nạp bên trong của CPU mà không cần sử dụng phần mềm STEP 7 Basic. Sau khi lắp thẻ chuyển vào, CPU trước tiên sẽ xóa chương trình người dùng và xóa mọi giá trị ép buộc khỏi bộ nhớ nạp bên trong, và sau đó sao chép chương trình từ thẻ chuyển đến bộ nhớ nạp bên trong. Khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, ta phải lấy thẻ chuyển ra.

Ta có thể sử dụng một thẻ chuyển trống để truy xuất một CPU được bảo vệ bằng mật khẩu khi ta đánh mất hay quên mật khẩu này. Khi lắp một thẻ chuyển còn trống, chương trình được bảo vệ bằng mật khẩu trong bộ nhớ nạp bên trong của CPU sẽ bị xóa đi. Sau đó ta có thể tải xuống một chương trình mới vào CPU.

  • Ta sử dụng một thẻ chương trình đóng vai trò là bộ nhớ nạp ngoại vi cho CPU. Việc lắp thẻ chương trình vào CPU sẽ xóa đi toàn bộ bộ nhớ nạp bên trong của CPU (bao gồm chương trình người dùng và các giá trị ép buộc). Sau đó CPU sẽ thực thi chương trình người dùng trong bộ nhớ nạp ngoại vi (tức là trong thẻ chương trình). Việc tải xuống đến một CPU mà CPU đó có một thẻ chương trình sẽ chỉ cập nhật bộ nhớ nạp ngoại vi (thẻ chương trình).

Vì bộ nhớ nạp bên trong của CPU đã được xóa khi ta lắp thẻ chương trình vào, nên thẻ chương trình phải được giữ nguyên trong CPU. Nếu lấy thẻ chương trình ra, CPU sẽ chuyển sang chế độ STOP. (Đèn LED báo lỗi nhấp nháy để chỉ thị rằng thẻ chương trình đã bị lấy ra.)

Chương trình trên một thẻ nhớ bao gồm các khối mã, các khối dữ liệu, các đối tượng công nghệ và cấu hình thiết bị. Thẻ nhớ không chứa bất kỳ các giá trị ép buộc nào. Các giá trị ép buộc không phải là một phần của chương trình, nhưng được lưu trữ trong bộ nhớ nạp, hoặc là trong bộ nhớ nạp bên ữong của CPU, hoặc là trong bộ nhớ nạp ngoại vi (một thẻ chương trình). Neu một thẻ chương trình được lắp vào trong CPU, phần mềm STEP 7 Basic sẽ chỉ áp dụng các giá trị ép buộc đến bộ nhớ nạp ngoại vi trên thẻ chương trình.

2.4.1. Lắp một thẻ nhớ vào CPU.

Để lắp một thẻ nhớ, ta mở tấm che phía trên của CPU và lắp thẻ nhớ vào trong rãnh. Kiểu kết nối nhấn – nhấn cho phép ta lắp vào và lấy ra một cách dễ dàng. Thẻ nhớ được khóa lại nếu ta lắp vào đúng cách.

Cần kiểm tra rằng thẻ nhớ không được bảo vệ ghi. Trượt công tắc bảo vệ ra khỏi vị trí “Lock”.

Chú ý:

Nếu ta lắp vào thẻ nhớ khi CPU ở trong chế độ STOP, bộ đệm chẩn đoán sẽ hiển thị một thông điệp mà sự định trị thẻ nhớ đã được khởi chạy. Hãy đừng lưu tâm đến thông điệp này. Sự định trị thẻ nhớ sẽ không khải động cho đến khi ta chuyển CPU sang chế độ RUN, hoặc đặt lại bộ nhớ CPU bằng một lệnh MRES, hay đến chu trình cấp nguồn cho CPU.

2.4.2. Cấu hình các thông sổ khởi động cho CPU trước khi sao chép đề án đến thẻ nhớ.

Khi ta sao chép một chương trình đến thẻ chuyển hay thẻ chương trình, chương trình sẽ bao gồm các thông số khởi động cho CPU. Trước khi sao chép chương trình vào thẻ nhớ, luôn luôn chắc chắn rằng ta đã cấu hình chế độ vận hành cho CPU theo một chu trình cấp nguồn. Lựa chọn khi nào CPU khởi động trong chế độ STOP, chế độ RUN hay trong chế độ trước đó (trước chu trình cấp nguồn).

2.4.3  Thẻ chuyển.

Tạo ra một thẻ chuyên

Luôn luôn nhớ cấu hình thông số khởi động của CPU trước khi sao chép một chương trình đến thẻ chuyển. Đe tạo ra một thẻ chuyển, làm theo các bước sau đây:

  1. Lắp một thẻ nhớ trống vào trong bộ đọc/bộ ghi thẻ được gắn kèm với thiết bị lập trình.

(Nếu không phải là thẻ nhớ hống, ta xóa thư mục “SIMATIC.S7S” và tập tin “S7_JOB.S7S” trên thẻ nhớ bằng cách sử dụng một ứng dụng ví dụ như Windows Explorer.)

  1. Trong Project tree (kiểu xem Project), mở rộng thư mục “SIMATIC Card Reader” và lựa chọn thẻ nhớ.
  2. Hiển thị hộp thoại “Memory card” bằng cách nhấp chuột phải lên thẻ nhớ trong bộ đọc thẻ và lựa chọn “Properties” từ trình đơn ngữ cảnh.
  3. Trong hộp thoại “Memory card”, lựa chọn “Transfer” từ trình đơn thả xuống.

Tại đây, phần mềm STEP 7 Basic tạo ra một thẻ chuyển trống. Nếu ta tạo ra một thẻ chuyển trống, ví dụ như để khôi phục từ một mật khẩu CPU bị mất, hãy lấy thẻ chuyển ra khỏi bộ đọc thẻ.

  1. Thêm chương trình bằng cách lựa chọn thiết bị CPU (ví dụ như PLC_1 [CPU 1214 DC/DC/DC]) trong Project tree và kéo thiết bị CPU đến thẻ nhớ. (Một phương pháp khác là sao chép thiết bị CPU và dán vào thẻ nhớ). Việc sao chép thiết bị CPU đến thẻ nhớ sẽ mở ra hộp thoại “Load preview”.
  2. Trong hộp thoại “Load preview”, nhấp vào nút “Load” để sao chép thiết bị CPU đến thẻ nhớ.
  3. Khi hộp thoại hiển thị một thông điệp rằng thiết bị CPU (chương trình) đã được nạp mà không xảy ra lỗi, ta nhấp vào nút “Finish”.

Sử dụng một thẻ chuyển

Để chuyển chương trình đến một CPU, ta làm theo các bước sau:

  1. Lắp thẻ chuyển vào trong CPU. Nếu CPU đang ở chế độ RUN, CPU sẽ chuyển sang chế độ STOP. (LED bảo dưỡng nhấp nháy để chỉ thị rằng thẻ nhớ cần được định trị.)
  2. Sử dụng một trong các tùy chọn sau để định trị cho thẻ nhớ:
  • Chu trình cấp nguồn CPU.
  • Thực hiện một sự chuyển đổi từ STOP sang RUN.
  • Thực hiện một sự đặt lại bộ nhớ (MRES).
  1. Sau khi khởi động lại và định trị thẻ nhó, CPU sẽ sao chép chương trình vào bộ nhớ nạp bên trong của CPU. Khi hoạt động sao chép hoàn tất, CPU nhấp nháy LED bảo dưỡng để chỉ thị rằng thẻ chuyển có thể được lấy ra.
  2. Lấy thẻ chuyển ra khỏi CPU.
  3. Sử dụng một trong số các tùy chọn sau để định trị chương trình mới được chuyển đến bộ nhớ nạp bên trong:
  • Chu trình cấp nguồn CPU.
  • Thực hiện một sự chuyển đổi từ STOP sang RUN.
  • Thực hiện một sự đặt lại bộ nhớ (MRES).

CPU sau đó sẽ chuyển sang chế độ khởi động (RUN hay STOP) mà ta đã cấu hình cho đề án.

Lưu ý:

Ta phải lấy thẻ chuyển ra trước khi thiết lập CPU sang chế độ RUN.

2.4.4. Thẻ chương trình.

CHÚ Ý:

Hiện tượng nạp tĩnh điện có thể phá hủy thẻ nhớ hay nơi cắm ưên CPU.

Thực hiện việc tiếp xúc với một tấm đế được nối đất và/hoặc đeo một vòng dây cổ tay được nối đất khi ta cầm thẻ nhớ. cất thẻ nhớ trong một hộp chứa có tính dẫn điện.

Kiểm tra rằng thẻ nhớ không được bảo vệ ghi. Trượt công tắc bảo vệ ra khỏi vị trí “Lock”.

Trước khi sao chép bất kỳ các phần tử chương trình vào thẻ chương trình, ta phải xóa các chương trình được lưu trước đó ra khỏi thẻ nhớ.

Tạo ra một thẻ chương trình

Khi được sử dụng với vai trò là một thẻ chương tình, thẻ nhớ trở thành bộ nhớ nạp ngoại vi của CPU. Neu ta lấy thẻ chương trình ra, bộ nhớ nạp bên trong của CPU sẽ trống rỗng.

Lưu ý:

Nếu ta lắp một thẻ nhớ trống vào trong CPU và thực hiện định trị thẻ nhớ bằng chu trình cấp nguồn cho CPU, bằng việc thực hiện một chuyển đổi từ STOP sang RUN, hay thực hiện một sự đặt lại bộ nhớ (MRES), chương trình và các giá trị ép buộc trong bộ nhớ nạp bên trong của CPU sẽ được sao chép đến thẻ nhớ. (Thẻ nhớ bây giờ là một thẻ chương trình.) Sau khi việc sao chép đã hoàn tất, chương trình trong bộ nhớ nạp bên trong của CPU sẽ bị xóa. CPU sẽ chuyển sang chế độ khởi động được cấu hình (RUN hay STOP).

Luôn luôn nhớ cấu hình thông số khởi động của CPU trước khi sao chép một chương trình đến thẻ chương trình. Để tạo ra một thẻ chương trình với STEP 7 Basic, làm theo các bước sau đây:

  1. Lắp một thẻ nhớ trống vào trong bộ đọc/bộ ghi thẻ được gắn kèm với thiết bị lập trình.

(Nếu không phải là thẻ nhớ trống, ta xóa thư mục “SIMATIC.S7S” và tập tin “S7_JOB.S7S” trên thẻ nhớ bằng cách sử dụng một ứng dụng ví dụ như Windows Explorer.)

  1. Trong Project tree (kiểu xem Project), mở rộng thư mục “SIMATIC Card Reader” và lựa chọn thẻ nhớ.
  2. Hiển thị hộp thoại “Memory card” bằng cách nhấp chuột phải lên thẻ nhớ trong bộ đọc thẻ và lựa chọn “Properties” từ trình đơn ngữ cảnh.
  3. Trong hộp thoại “Memory card”, lựa chọn “Program” từ trình đơn thả xuống.

Tại đây, phần mềm STEP 7 Basic tạo ra một thẻ chuyển trống. Nếu ta tạo ra một thẻ chuyển trống, ví dụ như để khôi phục từ một mật khẩu CPU bị mất, hãy lấy thẻ chuyển ra khỏi bộ đọc thẻ.

  1. Thêm chương trình bằng cách lựa chọn thiết bị CPU (ví dụ như PLC_1 [CPU 1214 DC/DC/DC]) trong Project tree và kéo thiết bị CPU đến thẻ nhớ. (Một phương pháp khác là sao chép thiết bị CPU và dán vào thẻ nhớ). Việc sao chép thiết bị CPU đến thẻ nhớ sẽ mở ra hộp thoại “Load preview”.
  2. Trong hộp thoại “Load preview”, nhấp vào nút “Load” để sao chép thiết bị CPU đến thẻ nhớ.
  3. Khi hộp thoại hiển thị một thông điệp rằng thiết bị CPU (chương trình) đã được nạp mà không xảy ra lỗi, ta nhấp vào nút “Finish”.

Sử dụng một thẻ chương trình như bộ nhớ nạp cho CPU

Để sử dụng một thẻ chương trình vói CPU, ta làm theo các bước sau:

  1. Lắp thẻ chương trình vào trong CPU. Nếu CPU đang ở chế độ RUN, CPU sẽ chuyển sang chế độ STOP. LED bảo dưỡng nhấp nháy để chỉ thị rằng thẻ nhớ cần được định trị.
  2. Sử dụng một trong các tùy chọn sau để định trị cho thẻ nhớ:
  • Chu trình cấp nguồn CPU.
  • Thực hiện một sự chuyển đổi từ STOP sang RUN.
  • Thực hiện một sự đặt lại bộ nhớ (MRES).
  1. CPU sẽ tự động khởi động lại. Sau khi khởi động lại và định trị thẻ chương trình, CPU xóa đi bộ nhớ nạp bên trong.

CPU sau đó sẽ chuyển sang chế độ khởi động (RUN hay STOP) mà ta đã cấu hình.

Thẻ chương trình phải giữ nguyên trong CPU. Việc lấy thẻ chương trình ra sẽ không để lại trong bộ nhớ nạp bên trong CPU một chương trình nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ Hàng
  • No products in the cart.